VinFast VF 8, VF 9 phiên bản pin mới tăng giá 110 triệu đồng
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.4 tỉnh miền Trung top 10 địa phương học sinh vào ĐH cao nhất, vì sao?
Sau khi Từ Hy Viên qua đời, MC Giả Vĩnh Tiệp - một trong những người bạn lâu năm của ngôi sao quá cố, đã vội vã sang Tokyo (Nhật Bản) để nhìn mặt người em thân thiết lần cuối. Trên trang cá nhân tối 3.2, nữ nghệ sĩ xúc động kể lại: "Tôi thấy em nằm đó, bình tĩnh, thanh thản và vẫn xinh đẹp như ngày nào, giống như em chỉ đang ngủ say… Chúng tôi rất đau lòng nhưng dường như chỉ có thể buông tay. Những giọt nước mắt không ngừng rơi, nỗi buồn khó tả và dù có khóc bao nhiêu cũng chẳng thể đánh thức em khỏi giấc ngủ sâu được nữa!".Giả Vĩnh Tiệp chia sẻ trong giây phút cuối, chồng của Từ Hy Viên là DJ Koo đã hôn cố nghệ sĩ thật sâu và nói lời vĩnh biệt bạn đời một cách trìu mến. Anh không kìm được nước mắt trong giây phút phải từ biệt người vợ gắn bó gần 3 năm. "Tiếng khóc của anh ấy khiến trái tim của chúng tôi tan nát", nữ MC xứ Đài bày tỏ. Giả Vĩnh Tiệp cho biết sau đó DJ Koo đã gửi cho cô bức ảnh selfie mà cả nhóm họ cùng chụp trong một buổi tụ họp hồi cuối tháng 1. "Nhìn bức ảnh, tôi không khỏi rơi nước mắt", nghệ sĩ 7X chia sẻ. Bạn thân của Từ Hy Viên tiết lộ họ đã hẹn gặp nhau sau Tết Nguyên đán nhưng giờ lỡ hẹn mãi mãi, điều này khiến cô thực sự đau lòng. Giả Vĩnh Tiệp cũng nhắn nhủ: "Đại S qua đời quá đột ngột. Gia đình, bạn bè thật khó chấp nhận điều đó, tất cả họ đều rất đau đớn. Tôi mong mọi người có thể cho họ thêm không gian, thời gian riêng, sự yêu thương và quan tâm nhiều hơn". Cô cũng hy vọng nếu có kiếp sau, họ vẫn sẽ là chị em tốt. Siêu mẫu Ngô Bội Từ - chị em tốt của Từ Hy Viên, cho biết khi Đại S cùng gia đình sang Nhật Bản du lịch, cô cũng đang du lịch ở Hokkaido và quyết định đến Tokyo để gặp bạn thân. Đáng buồn thay, cuối cùng cuộc hẹn đi chơi biến thành cuộc tiễn biệt trong nước mắt. Nhắc đến sao phim Bong bóng mùa hè, Ngô Bội Từ bật khóc, bày tỏ rằng cô sẽ luôn nhớ đến lòng tốt, vẻ đẹp của ngôi sao quá cố lẫn tình bạn quý giá mà họ có với nhau. Trong khi chồng và gia đình Từ Hy Viên đang xử lý thủ tục để đưa tro cốt của nữ nghệ sĩ từ Nhật Bản trở về quê nhà, doanh nhân Uông Tiểu Phi (chồng cũ của cô) đã có mặt tại Đài Loan vào tối 3.2 để cùng người nhà lo hậu sự và sắp xếp cuộc sống cho hai con chung của họ. Xuất hiện tại sân bay, Uông Tiểu Phi lộ vẻ buồn rầu, mắt đỏ hoe, gương mặt mệt mỏi. Nam doanh nhân chắp tay, cúi đầu khi đối diện với truyền thông và bày tỏ: "Cô ấy mãi mãi là người nhà của tôi". Anh cũng mong vợ cũ được mọi người nhắc đến với nhiều điều tốt đẹp. Bà Trương Lan (mẹ Uông Tiểu Phi) cũng đăng bài sau khi con dâu cũ qua đời. Bà chia sẻ: "Là người thân của bọn trẻ, tôi và Uông Tiểu Phi sẵn sàng giúp đỡ khi có bất kỳ vấn đề cần thiết nào trong quá trình tổ chức tang lễ. Sự ra đi của Từ Hy Viên là mất mát chung với chúng tôi, giáng một đòn mạnh vào hai đứa trẻ. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi hiện giờ là an ủi và bảo vệ hai cháu. Đây là sứ mệnh, mục tiêu chung của chúng tôi. Một lần nữa, chúng tôi xin bày tỏ niềm thương tiếc. Cầu mong Hy Viên được yên nghỉ".Động thái của Uông Tiểu Phi và Trương Lan thu hút sự quan tâm của truyền thông và công chúng với những ý kiến trái chiều. Lý do là mối quan hệ giữa họ và Từ Hy Viên căng thẳng suốt bao năm qua. Sau ly hôn, Uông Tiểu Phi và mẹ ruột nhiều lần đăng đàn bôi xấu, tung tin thất thiệt về nữ diễn viên: ám chỉ cô dùng tiền chồng cũ để nuôi chồng mới, ngăn cản nhà chồng gặp con, sử dụng chất kích thích… Trước sự công kích đó, Từ Hy Viên phải lên tiếng làm rõ từng vấn đề đồng thời đệ đơn kiện họ vì xúc phạm, bôi nhọ cô.
Buổi trải nghiệm ngành nghề đầy sôi động
Sáng 21.2, tỉnh Bình Dương tổ chức họp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự buổi họp mặt có ông Nguyễn Lộc Hà, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương; ông Bùi Thanh Nhân, Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương; cùng lãnh các ban ngành, thường trực các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Nguyễn Văn Lộc cho biết trong năm 2024, đội ngũ nhà báo, phóng viên đã tuyên truyền, phổ biến nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đầy đủ, toàn diện về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.Báo chí dành nhiều thời lượng để thông tin về các sự kiện chính trị quan trọng, các chỉ số tăng trưởng, thu hút đầu tư, công tác đảm bảo an sinh xã hội… giúp người dân hiểu rõ, đồng thuận cao với các chủ trương, chính sách lớn của Bình Dương.Ông Nguyễn Văn Lộc cho rằng báo chí đã thông tin, tuyên truyền đậm nét về những nỗ lực của Bình Dương trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; khơi thông các nguồn lực, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi.Ông Lộc cũng ghi nhận và đánh giá cao các tác phẩm, tin, bài kịp thời phản ánh thực tiễn năng động, sáng tạo và những khó khăn, vướng mắc của Bình Dương trong quá trình thực hiện, vận dụng cơ chế, chính sách của T.Ư, góp phần giúp cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo, rà soát, giải quyết kịp thời, hiệu quả.Theo ông Lộc, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, diễn ra nhiều sự kiện chính trị, dấu mốc kỷ niệm trọng đại của đất nước; cũng là năm Trung ương có những quyết sách mang tính lịch sử, như luồng gió mới, khơi dậy mọi nguồn lực, cơ hội, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới."Bình Dương xác định đây là năm của những đột phá đổi mới, quyết liệt sắp xếp tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2 con số, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của tỉnh trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 12, nhiệm kỳ 2025 - 2030", ông Nguyễn Văn Lộc phát biểu.Ông Lộc khẳng định, để hiện thực hóa những mục tiêu này của Bình Dương, sự đồng hành của báo chí vô cùng quan trọng. Dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương gửi thư cảm ơn đến các cơ quan thông tấn, báo chí và những nhà báo lão thành có nhiều đóng góp cho Bình Dương.
Năm 2025 là một năm khá đặc biệt với học sinh lớp 12 trong bối cảnh có nhiều thay đổi trong giáo dục và nhiều chuyển động từ cuộc sống. Học sinh lớp 12 năm nay không tránh khỏi lo lắng khi vừa thi theo chương trình mới, cách ra đề thi tốt nghiệp THPT 2025 thay đổi, lại vừa xoay xở khi đợt ôn thi nước rút lại là thời điểm thực hiện quy định mới về dạy thêm, học thêm. Việc chọn ngành nghề cũng ít nhiều bị ảnh hưởng dưới sự sự phát triển công nghệ, trí tuệ nhân tạo…Trong thời điểm này, Chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên thực hiện càng có ý nghĩa với các học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học để chọn ngành học phù hợp.
Quảng Ninh đã lên phương án sửa chữa bể bơi bị bỏ hoang do lỗi thiết kế
Hãng Bloomberg ngày 28.2 đưa tin Ngân hàng Citigroup (Mỹ) đã chuyển nhầm 81.000 tỉ USD vào tài khoản một khách hàng, thay vì 280 USD theo đúng giao dịch.Việc chuyển khoản sai sót này diễn ra vào tháng 4.2024 nhưng chỉ mới được hé lộ. Sai sót đã được điều chỉnh vài giờ sau đó. Theo tờ Financial Times, việc chuyển khoản sai sót liên quan 2 nhân viên, trước khi được nhân viên thứ 3 phát hiện vào khoảng 90 phút sau đó. Ngân hàng không bị thất thoát số tiền nào trong sự cố này.Cụ thể, sai sót liên quan một nhân viên thanh toán và một cán bộ phụ trách kiểm tra giao dịch, trước khi nó được phê duyệt để xử lý vào đầu ngày làm việc hôm sau. Sau đó, nhân viên thứ 3 phát hiện có vấn đề và việc chuyển khoản được đảo ngược vài giờ sau đó. "Thực tế là khoản thanh toán có quy mô như thế này không thể thực sự được thực hiện. Bộ phận theo dõi của chúng tôi đã nhanh chóng xác định lỗi nhập liệu giữa 2 tài khoản sổ cái Citigroup và chúng tôi đã đảo ngược lệnh nhập", theo một phát ngôn viên Citigroup."Các biện pháp kiểm soát phòng ngừa của chúng tôi cũng sẽ ngăn chặn mọi khoản tiền rời khỏi ngân hàng", phát ngôn viên này cho biết và nói thêm rằng sự cố trên không ảnh hưởng ngân hàng hoặc khách hàng của ngân hàng.Một báo cáo nội bộ của Citigroup cho thấy tổng cộng 10 vụ sai sót liên quan khoản tiền 1 tỉ USD trở lên đã xảy ra tại ngân hàng này vào năm ngoái. Dù đã giảm so với 13 vụ của năm 2023, việc sai sót với khoản tiền trên 1 tỉ USD là bất thường ở các ngân hàng Mỹ.